Thứ ba, 17/09/2024 03:20

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa - Giải thưởng của khoa học công nghệ định hướng ứng dụng và đổi mới sáng tạo

03/09/2023
Trong thời đại hiện nay, sứ mệnh của KH&CN và đổi mới sáng tạo đã được khẳng định mạnh mẽ trong 6 nhiệm vụ và 3 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra để đưa đất nước phát triển toàn diện. Trên tinh thần đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội ở nước ta. Trong thời gian 10 năm (2011 – 2020) đã có những bước tiến dài trong công tác ứng dụng và triển khai công nghệ từ xây dựng hoàn thiện các cơ chế quản lý, khơi thông tính sáng tạo, nâng cao chất lượng nghiên cứu KH&CN với định hướng từ thực tiễn để đưa các sản phẩm nghiên cứu ra thị trường.

Trong thời đại hiện nay, sứ mệnh của KH&CN và đổi mới sáng tạo đã được khẳng định mạnh mẽ trong 6 nhiệm vụ và 3 đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra để đưa đất nước phát triển toàn diện. Trên tinh thần đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn đời sống, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội ở nước ta. Trong thời gian 10 năm (2011 – 2020) đã có những bước tiến dài trong công tác ứng dụng và triển khai công nghệ từ xây dựng hoàn thiện các cơ chế quản lý, khơi thông tính sáng tạo, nâng cao chất lượng nghiên cứu KH&CN với định hướng từ thực tiễn để đưa các sản phẩm nghiên cứu ra thị trường.

Nhằm thúc đẩy công tác ứng dụng, năm 2016 lần đầu tiên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ban hành Quy chế và tổ chức trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa với chu kỳ 3 năm/lần. Qua 2 lần tổ chức (năm 2016 và năm 2019) đã xét tặng được 06 Giải thưởng nhằm tôn vinh 14 nhà khoa học có các thành tựu xuất sắc nhất về khoa học tự nhiên và công nghệ; trực tiếp tổ chức triển khai ứng dụng các kết quả đó để đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước.

Các nhà khoa học nhận giải thưởng
Trần Đại Nghĩa 2016

Các nhà khoa học nhận giải thưởng
Trần Đại Nghĩa 2019

Các công trình được trao giải là kết quả của quá trình nghiên cứu dài lâu của các nhà khoa học và đã hội tụ được (1) tính khoa học thể hiện ở các công trình công bố cũng như bằng độc quyền sáng chế hoặc quyết định của Chính phủ cho phép ứng dụng thực tiễn và (2) tính ứng dụng rộng rãi phục vụ trực tiếp đến xã hội đời sống cũng như trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Sản phẩm của các công trình được nhận Giải thưởng đã và đang tiếp tục đóng góp vào phát triển nền kinh tế của đất nước. Các giải thưởng đã trao đều có các sản phẩm thuộc các lĩnh vực KH&CN được đánh giá là các công nghệ của tương lai trong thời đại CMCN 4.0, bao gồm:

+ Công nghệ sinh học: là một lĩnh vực công nghệ cao và trong CMCN 4.0, công nghệ sinh học là công nghệ chủ chốt của thế kỷ 21 và mang lại tiềm năng lớn cho việc tạo ra giá trị kinh tế và sẽ đóng một vai trò quan trọng hiện tại và trong tương lai. Trong tổng số 06 Giải thưởng Trần Đại Nghĩa đã được trao, có 03 công trình thuộc lĩnh vực này, gồm: 

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vắc-xin cho người: Ngay từ những năm 1962, các nhà khoa học Việt Nam đã thành công trong nghiên cứu sản xuất vắc-xin và đến nay nước ta đã sản xuất được 10 loại vắc-xin và có 8 vắc-xin được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực có khả năng sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho người và chủ động sản xuất được vắc-xin đã phát huy hiệu quả làm thay đổi cơ bản cơ cấu bệnh tật, thanh toán được nhiều bệnh. Người khởi đầu - nhà cầm quân chiến lược vắc-xin “made in Việt Nam”, - Cố GS. Hoàng Thủy Nguyên và cố GS. Đặng Đức Trạch là tập thể nhà khoa học đầu tiên được trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2016 với công trình “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho người”. Đây là công trình có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển KT – XH và bảo vệ sức khỏe của con người và hiện nay sự nghiệp của các GS vẫn đang được thế hệ kế cận tiếp tục với các công nghệ mới nhất trên thế giới như sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero, vắc xin Hib cộng hợp… 

- Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 đã trao tặng cho tập thể các nhà khoa học GS. Lê Trần Bình, PGS Đinh Duy Kháng (viện Công nghệ sinh học, VAST) và TS. Trần Xuân Hạnh (Cty CP Thuốc thú y Trung ương -NAVETCO) với công trình “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin cúm gia cầm subtype A/H5N1 ở Việt Nam”. Đây là công trình của tập thể các nhà khoa học trong việc nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc-xin cúm A/H5N1 cho gia cầm trong 6 năm (từ 2006-2012) và là công trình đầu tiên nghiên cứu trong lĩnh vực này. Sản phẩm của công trình này đã được Cty CP Thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp, bảo đảm chủ động nguồn vắc-xin phòng cúm A (H5N1), nâng cao chất lượng phòng bệnh cúm gia cầm, góp phần mang lại hiệu quả cho nghề chăn nuôi gia cầm.

- Ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống lúa phù hợp với Đồng bằng sông cửu long nhằm đưa nước ta nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng trở thành nơi đảm bảo một phần an ninh lương thực cho thế giới. Là người con miền sông nước Cửu Long, GS. Nguyễn Thị Lang với công trình “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa phục vụ Đồng bằng sông Cửu Long” được nhận Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019. Đây là sự đúc kết khoa học của một đời nghiên cứu của “Nhà khoa học nông dân” trong lĩnh vực di truyền cây lúa, genome học cây lúa nhằm chọn tạo hàng trăm giống lúa trong đó hơn 30 giống lúa ở ĐBSCL được công nhận chuẩn Quốc gia. Điểm nổi bật của công trình là đã chọn tạo thành công các giống lúa chịu mặn có nguồn gốc từ giống lúa trời, địa phương gọi là "lúa ma” ở vùng Đồng Tháp Mười để tạo nên một giống lúa mới mang ý nghĩa thực tiễn cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển sản xuất lúa gạo trong nước và nâng cao vị trí ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam trên thế giới.

+ Công nghệ vật liệu mới: là một trong những xu hướng lớn trong CMCN 4.0, công nghệ vật liệu mới nhằm đưa ra những sản phẩm mang tính hữu dụng như: nhẹ hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng. Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 đã trao tặng cho tập thể tác giả TS. Nguyễn Văn Thao, PGS.TS. Đoàn Đình Phương (VAST) và TS. Lê Văn Thụ (Bộ Công An) nghiên cứu các hệ vật liệu tổ hợp mới và vật liệu nano, nhằm tạo ra các sản phẩm có đặc tính chịu lực cao phù hợp với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao của nước ta. Hiện nay, các vật liệu này đang được sử dụng phục vụ ngành quốc phòng an ninh như lõi đạn xuyên động năng, bộ giáp chống đạn… và đang từng bước được chuyển giao cho các doanh nghiệp tạo sản phẩm phục vụ đời sống người dân.

Công nghệ xử lý môi trường phục vụ phát triển KT – XH bền vững cũng như làm nền tảng cho kinh tế tuần hoàn: Trong lĩnh vực này đã có 02 công trình được trao tăng giải thưởng, gồm:

- Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2016 đã trao tặng cho tập thể các nhà khoa học TS. Vũ Đức Lợi (Viện Hóa Học – VAST) và TS. Nguyễn Văn Tuấn (Nhà máy Sản xuất phôi thép Thái Hưng) về công trình “Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ” có ý nghĩa thực tiễn rất lớn phục vụ môi trường và đời sống của nhân dân vùng Tây Nguyên cũng như có ý nghĩa lớn về an ninh quốc phòng: (1) sản xuất vật liệu xây dựng từ phụ phẩm của khai thác quặng được sử dụng tại chỗ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tỉnh Tây Nguyên và (2) góp phần giải phóng chất thải tại các hồ chứa thải nhằm trữ nước phục vụ sinh hoạt cho người dân trong mùa khô.

- Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 đã trao tặng cho tập thể các nhà khoa học PGS. Trịnh Văn Tuyên, KSC. Mai Trọng Chính (Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KHCNVN) và PGS.TS. Nguyễn Thế Đồng (Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT) về công trình “Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại công nghiệp và y tế”  Nhóm tác giả đã đề xuất được các công nghệ xử lý chất thải phù hợp và đưa vào ứng dụng thực tế đạt hiệu suất xử lý cao tại hàng trăm cơ sở xử lý chất thải (bao gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng) với ưu điểm vượt trội của các công nghệ xử lý này là chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp, vận hành đơn giản, đạt hiệu quả xử lý môi trường. Đây là các công trình được chế tạo ở Việt Nam nên sẵn sàng chuyển giao cho thị trường.

Qua việc trao các giải thưởng cho tập thể, cá nhân nhà khoa học đã thể hiện vai trò dẫn dắt KH&CN của Viện Hàn lâm nhằm đưa KH&CN trở thành động lực cho phát triển KT-XH trong thời đại CMCN 4.0.

Trên cơ sở các hoạt động ứng dụng và triển khai công nghệ của mình, năm 2020, tổ chức Clarivate trao giải thưởng "Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo năm 2020" cho Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại khối các tổ chức nghiên cứu Khoa học của Chính phủ với tiêu chí lựa chọn dựa trên kết quả về số lượng bằng sáng chế, số lượng trích dẫn, thành công của bằng sáng chế và mức độ toàn cầu hóa, sử dụng dữ liệu bằng sáng chế từ cơ sở dữ liệu thuộc sở hữu của Clarivate là Derwent World Patents Index ™ (DWPI) và Derwent Patent Citations Index ™ (DPCI) trong giai đoạn 2014-2018. Kết quả đánh giá và lựa chọn của Clarivate năm 2020 là sự khẳng định về chất lượng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo của Viện Hàn lâm trong các quốc gia trong vùng Nam Á và Đông Nam Á.

 

 

 

Nguồn tin: Phạm Phượng - Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ

TIN LIÊN QUAN