Thứ ba, 17/09/2024 19:51

Giáo Sư Hồ Đắc Di: Nhà Y Học, Triết Nhân Vĩ Đại

29/09/2023
Giáo sư Hồ Đắc Di là bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện phẫu thuật thành công cũng là Hiệu trưởng của trường Đại học Y sau cách mạng. Đặc biệt, ông được người đời mệnh danh là người thầy tiên phong với các công trình y học hiện đại, mở đường, định hướng cho những nghiên cứu về sau và được hội đồng giáo sư người Pháp đánh giá cao, bầu chọn là vị giáo sư đầu tiên tại Việt Nam. Vậy ông là ai? Ông có đóng góp gì với nền y học Việt?

                                                                    

Giáo sư Hồ Đắc Di là ai? Tiểu sử cuộc đời của giáo sư

Cuộc đời, sự nghiệp của giáo sư Hồ Đắc Di gói gọn trong 4 chữ “tài hoa bạc mệnh” khiến người đời phải tiếc nuối vô cùng. Ông luôn cố gắng để cống hiến hết mình cho nước nhà, nhưng cuộc đời lại kém may mắn, phải ra đi từ khi còn rất trẻ.

Xuất thân, quê quán

Hồ Đắc Di sinh ngày 11/5/1900 tại Hà Tĩnh, quê gốc ở làng An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quyền thế, danh gia vọng tộc ở cố đô Huế. Cụ thể là:

Ông nội GS. Hồ Đắc Di là Hồ Đắc Tuấn, người từng được phong tước Hầu và đỗ Cử nhân năm Tự Đức 23. Bà nội là Công nữ Thức Huấn, vốn là con gái của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm. Cha là cụ Hồ Đắc Trung đỗ Cử nhân, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Ngãi, Thượng thư các Bộ Học, Lễ, Công; Đông các điện Đại học sĩ, sung Cơ mật đại thần, mẹ là bà Châu Thị Ngọc Lương. Có thể nói, bố mẹ ông tuy đều xuất thân nho học nhưng lại hướng các con  theo văn hóa Tây phương. 

Cuộc đời, sự nghiệp của ông

Khi còn nhỏ ông được gia đình cho theo học tại trường Lycée Albert Sarraut (Hà Nội) sau đó gia đình định hướng cho ông theo nghề y và gửi ông sang Pháp du học ở Bordeaux. Sau khi tốt nghiệp ông lên Paris học Khoa y tại trường Đại học Tổng hợp Paris trong thời gian 1918-1932.

Sau đó, ông chọn thực tập tại bệnh viện Cochin, ông được nhận vào bệnh viện Tenon, làm trợ lý cho giáo sư Gernez 4 năm. Đây cũng chính là cơ hội để ông học hỏi, nghiên cứu về phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Đây cũng là thời gian ông đã nghiên cứu thành công phương pháp mổ dạ dày (nối thông dạ dày – tá tràng) để điều trị chứng bệnh hẹp môn vị thay vì cắt bỏ dạ dày trước đó.

                                                                              Cuộc đời giáo sư Hồ Đắc Di sau khi về nước

                                                                                                                                   Cuộc đời giáo sư Hồ Đắc Di sau khi về nước

Đến năm 1932 ông được bác sĩ Leroy des Barres mời về giảng dạy phụ sản tại Trường Đại học Y – Dược thuộc Đại học Đông Dương ở Hà Nội. Sau cách mạng T8/1945 thành công ông được Hồ Chí Minh tin tưởng, giao nhiều trọng trách lớn như: Tổng thanh tra Y tế, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội (1954), Tổng Giám đốc Đại học vụ, Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy,…

Bên cạnh đó ông còn là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa V, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV. Đặc biệt, ông còn giữ chức Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam,… Sau khoảng thời gian hoạt động, cống hiến cho nền y học nước nhà thì đến ngày 25 tháng 6 năm 1984 ông qua đời, hưởng dương ở tuổi 84.

Công trình nghiên cứu khoa học và đào tạo của GS. Hồ Đắc Di

Giáo sư Hồ Đắc Di có gần 50 năm hoạt động và cống hiến cho nền y học hiện đại Việt Nam, để lại nhiều công trình nghiên cứu khoa học và đào tạo nổi tiếng làm thay đổi hoàn toàn nền Y học nước nhà. 

Theo một số tài liệu cũ cho biết, giáo sư Hồ Đắc Di có tổng cộng 37 công trình nghiên cứu y khoa, tuy nhiên đến nay mới tìm lại được khoảng 21 công trình. Phần lớn các nghiên cứu của ông đều có sự hợp tác, hỗ trợ từ những người thầy như: giáo sư Huard, giáo sư Mayer-May cùng một số học trò của ông tại Việt Nam. 

                                                                       Vị danh y thường thực hiện nghiên cứu các công trình khoa học với người thầy của mình

                                                                                        Vị danh y thường thực hiện nghiên cứu các công trình khoa học với người thầy của mình

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của ông như:

  • Điều trị các biến chứng viêm phúc mạc do thương hàn bằng phương pháp phẫu thuật hiện đại.
  • Bài luận phân tích thống kê phẫu thuật viết cùng giáo sư Huard và được đǎng tải trên tờ báo Y học Viễn Đông Paris.
  • Nghiên cứu thủng túi mật hiếm gặp được đăng tải trên Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật năm 1937.
  • Năm 1939 nghiên cứu viêm phúc mạc do thủng ruột trong thương hàn được đăng bài trên Tạp chí Viện Hàn lâm phẫu thuật.
  • Công trình nghiên cứu mổ kỹ thuật lấy thai nhi thay vì sinh đẻ thông thường được đăng tải trên tạp chí Y học Hải ngoại (Pháp).
  • Nghiên cứu tình trạng sốc do chấn thương, Y học Viễn Đông Paris (1944).
  • Phẫu thuật điều trị viêm phúc mạc ở Bắc Kỳ (1944).
  • Ông nghiên cứu thành công phẫu thuật chữa loét dạ dày – tá tràng ở Bắc Kỳ (1944).

Thành tích đạt được

  • Được trao tặng chiến sĩ thi đua toàn quốc (1952, 1956).
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất.
  • Ông được nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và hạng Ba.
  • Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Nhì.
  • Giáo sư (1976).
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật năm 1996 (truy tặng).
  • Huy chương Vì thế hệ trẻ.

Giáo sư Hồ Đắc Di – Quan điểm sống, phương châm với hành nghề y

Cuộc đời của Hồ Đắc Di gắn liền với sự nghiệp y học và bảo vệ vận mệnh tổ quốc. Trong những năm tháng ở nước ngoài ông luôn khao khát được trở về Việt Nam để xây dựng, cống hiến. Theo đó, đến 6/10/1947 khi được Hồ Chủ Tịch giao nhiệm vụ tổ chức lại trường Đại học y, chân lý sống của ông được thể hiện rõ nét qua bài diễn văn với cán bộ, sinh viên của trường:

Trường Y luôn gắn liền với vận mệnh của tổ quốc:  học đi đôi với hành, dạy học đi đôi với nghiên cứu, luôn hướng về dân, phục vụ nhân dân, Về quan hệ thầy – trò thì đó là quan hệ thân ái, đoàn kết cùng giúp nhau học tập tiến bộ, không có chỗ cho sự quỵ lụy, ý thức phê bình phải được đề cao, để hiểu được chân lý. Trường Y khoa phải là chính mình: Hiểu cái thật, yêu cái đẹp, để thực hiện cái tốt.

                                                                             Quan điểm sống của ông luôn gắn liền với sự nghiệp bảo vệ,  xây dựng và phát triển đất nước.

                                                                                             Quan điểm sống của ông luôn gắn liền với sự nghiệp bảo vệ,  xây dựng và phát triển đất nước.

Ngoài ra, trong cuốn Hồi ký của mình ông cũng nêu rõ: “Nếu như có một cuộc đời mà mỗi phút giây trôi qua đều có ý nghĩa nhân lên nghìn lần, mỗi chúng ta đều yêu thương tới đắm say và thèm sống đến mấy lần cuộc sống ấy vẫn chưa đủ… Phải, nếu quả có được một cuộc đời như thế dù điều đó chỉ dành cho đời con cháu chúng ta mai sau, ta cũng sẵn sàng hiến dâng cả đời mình“.

Cùng nói về Hồ Đắc Di, GS. Phạm Khuê, người học trò của ông hồi tưởng về người thầy rồi chia sẻ: “Sự nghiệp của cụ Di là sự nghiệp khoa học. Cuộc sống của cụ Di là cuộc sống của một triết nhân.” Đúng là vậy, cuộc đời của ông luôn sống và phục sự cho tổ quốc, cho nhân dân, bệnh nhân mà quên đi chính mình, chẳng bao giờ màng đến quyền lực, danh lợi.

Với những thông tin bài viết cung cấp xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp của vị giáo sư đầu tiên tại Việt Nam – Hồ Đắc Di. Hy vọng, có thể truyền thêm được ngọn lửa “nghề” tình yêu nước, sự cống hiến với các bạn đang theo nghề y nói riêng cũng như thế hệ trẻ nói chung, đồng thời giúp các bạn ghi nhớ, hồi tưởng về nhân vật vĩ đại này.

TIN LIÊN QUAN
Hoa Đà
29/09/2023