Giáo sư Đặng Văn Chung (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1913 - mất năm 1999) là bác sĩ nội khoa tiêu biểu của nền y học Việt Nam thời hiện đại. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học y - dược vào năm 2000.
Giáo sư Hồ Đắc Di là bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện phẫu thuật thành công cũng là Hiệu trưởng của trường Đại học Y sau cách mạng. Đặc biệt, ông được người đời mệnh danh là người thầy tiên phong với các công trình y học hiện đại, mở đường, định hướng cho những nghiên cứu về sau và được hội đồng giáo sư người Pháp đánh giá cao, bầu chọn là vị giáo sư đầu tiên tại Việt Nam. Vậy ông là ai? Ông có đóng góp gì với nền y học Việt?
Lý Thời Trân (1518–1593) sinh ra ở Kỳ Châu, tự là Đông Bích, là học giả y dược trác tuyệt thời nhà Minh, Trung Quốc. Ông cũng là một trong những bậc thầy khoa học vỹ đại của thế giới đương thời.
Tên là Cơ, người đời Đông Hán, quận Nam Dương (nay là Hà Nam, Nam Dương). Ông là tác giả quyển ‘Thương Hàn Tạp Bệnh Luận’, một quyển sách y học rất có giá trị trong ‘Y học Bảo Khố’ của Trung quốc. Được coi là một Thánh Y của Trung Y.
Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống vào thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại khoa, thủ thuật (mổ xẻ), được người sau tôn xưng là ‘Ngoại Khoa Thánh Thủ, ‘Ngoại khoa tỵ tổ).
Danh y Lê Hữu Trác, còn được biết tới với biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, được mệnh danh là vị Đại danh y trong bầu trời y học Việt Nam. Những thành tựu của ông đã góp phần cho sự phát triển của nền y học Việt Nam. Dù trải qua hàng trăm năm vẫn vẹn nguyên giá trị và tính ứng dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp và thành tựu của vị Đại danh y này.
Tuệ Tĩnh Thiền sư (chữ Hán: 慧靜禪師, 1330 - 1400[1]) là một lương y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương, còn đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Và khu B trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương, khoa dược bệnh viện 103 Hà Nội, sân của Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam có tượng Tuệ Tĩnh. Câu đối thờ ông ở đền Bia viết, dịch nghĩa như sau: Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm giang